SỰ VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG QUA MÀNG SINH CHẤT

Quảng cáo
decumar

Vận chuyển thụ động là gì?

Vận chuyển thụ động là kiểu khuếch tán các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp - xuôi chiều gradien nồng độ, nên không tiêu tốn năng lượng.

Vận chuyển thụ động được thực hiện bằng 2 con đường: khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất và khuếch tán qua các kênh, bơm protein.

Chất nào được vận chuyển trực tiếp qua màng sinh chất?

Các chất kích thước nhỏ, không phân cực (không tan trong nước), tan trong lipid được khuếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid kép.

Chất nào được vận chuyển thụ động qua kênh và bơm protein?

Các chất có kích thước lớn, phân cực, tan trong nước được vận chuyển nhờ các kênh và bơm protein. Mỗi kênh protein chỉ vận chuyển một chất có cấu trúc phù hợp.

Thẩm thấu là gì?

Thẩm thấu là sự vận chuyển thụ động của các phân tử nước qua kênh protein đặc biệt tên là aquaporin.

Ví dụ về quá trình vận chuyển thụ động:

  • Sự hấp thụ nước ở rễ cây.

  • Sự khuếch tán oxygen từ phế nang vào máu và carbon dioxide từ máu vào phế nang.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển thụ động là gì?

Sự vận chuyển thụ động phụ thuộc vào: nhiệt độ, nồng độ chất tan, số lượng kênh protein … Trong đó nồng độ chất tan có vai trò quan trọng nhất.

Dựa vào sự chênh lệch nồng độ chất tan trong và ngoài tế bào, người ta chia ra 3 loại môi trường:

Sự thay đổi hình dạng của tế bào động vật (tế bào hồng cầu) và tế bào thực vật trong các môi trường là khác nhau, nguyên nhân là do sự khác biệt cấu trúc của 2 loại tế bào này.