Câu 1
Trả lời câu hỏi câu 1 trang 18 SBT Lịch sử 10
Câu 1. Chọn các từ hoặc cụm từ dưới đây, điền vào chỗ trống (….) cho phù hợp để làm rõ khái niệm di sản văn hóa và mối quan hệ của Sử học với các di sản văn hóa
Sử học; bền vững; di sản văn hóa; bức tranh lịch sử; tinh thần, vật chất; kinh tế, xã hội; sự kiện, hiện tượng, nhân vật; lịch sử, văn hóa, khoa học; xã hội loài người; trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy.
Phương pháp giải:
- Bước 1: Dựa vào nội dung mục I.1 trang 19 SGK Lịch sử 10
- Bước 2: Tìm kiếm thông tin trên Internet về từ khóa “khái niệm di sản”; “mối quan hệ của Sử học với các di sản văn hóa”,…
Lời giải chi tiết:
Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học , được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của xã hội loài người nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, nhân vật, góp phần phục dựng lại bức tranh lịch sử. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa, là cơ sở trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa, đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
Câu 2
Trả lời câu hỏi câu 2 trang 18 SBT Lịch sử 10
Câu 2. Từ thông tin dưới đây, em hãy cho biết vì sao phải bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa. Hãy nêu tên một số biện pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di tích lịch sử ở Việt Nam.
Phương pháp giải:
- Bước 1: Dựa vào nội dung mục I.2 trang 19 SGK Lịch sử 10
- Bước 2: Các từ khóa cần chú ý: bảo vệ, nhắc nhở, trách nhiệm, phát triển.
- Bước 3: Quan sát đoạn trích từ đó thấy được Quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa hỗn hợp.
Lời giải chi tiết:
- Lí giải:
Việc bảo tồn Quần thể di tích Cố đô Huế có ý nghĩa vô cùng quan trọng
+ Là tài sản đặc biệt quý giá ẩn chứa những giá trị tinh hoa văn hóa qua nhiều giai đoạn lịch sử nối tiếp nhau (đặc biệt là thời kì Huế trở thành trung tâm dưới thời nhà Nguyễn từ đầu thế kỉ XIX đến thế kỉ XX).
+ Thể hiện rõ sự kết tinh các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể qua kiến trúc, âm nhạc, nghi lễ,… hòa quyện với môi trường thiên nhiên => di sản văn hóa hỗn hợp.
+ Thể hiện ý thức trách nhiệm đối với tổ tiên, cộng đồng xã hội.
- Kể tên một số biện pháp:
+ Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để đẩy mạnh việc truyền bá, phát triển di sản.
+ Tuyên truyền, vận động người dân địa phương tích cực hưởng ứng các chủ trương, chính sách mà cơ quan chính quyền đề ra nhằm mục tiêu bảo tồn và phát triển di sản.
+ Đưa vấn đề bảo tồn và phát triển di sản vào chương trình dạy học Lịch sử cấp THCS, THPT để tuyên truyền và giáo dục các em học sinh.
Câu 3
Trả lời câu hỏi câu 3 trang 19 SBT Lịch sử 10
Câu 3. Sử học có vai trò như thế nào với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa? Em hãy tìm hiểu mối liên hệ giữa một số ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa với Sử học và điền vào chỗ trống (….) dưới đây
Sử học có vai trò…………………………………………………………………………..
Sử học cung cấp……………………………………………………………………………
Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa cung cấp ……..................................
………………………………………………………………………………………………
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục II trang 20 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
- Sử học có vai trò thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa.
- Sử học cung cấp chất liệu cốt lõi, ý tưởng, tri thức và cảm hứng cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa (thời trang, phim ảnh, âm nhạc,…).
- Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa cung cấp những thông tin, tư liệu quý giá giúp Sử học khôi phục bức tranh lịch sử xã hội một cách đầy đủ, chính xác và sinh động hơn.
Câu 4
Trả lời câu hỏi câu 4 trang 19 SBT Lịch sử 10
Câu 4. Em hiểu như thế nào về làng nghề truyền thống? Hãy kể tên một số làng nghề truyền thống ở Việt Nam mà em biết.
Phương pháp giải:
- Bước 1: Tìm kiếm trên Internet với từ khóa “làng nghề truyền thống” kết hợp hỏi những người lớn tuổi trong gia đình để giải thích khái niệm.
- Bước 2: Kể tên các làng nghề mà em biết.
Lời giải chi tiết:
- Làng nghề là một đơn vị hành chính mà ở đó đa số người dân trong cùng một địa phương sản xuất chung một mặt hàng sản phẩm
- Truyền thống là chỉ yếu tố kế thừa được truyền dạy từ một người (thường gọi là tổ nghề)
=> Làng nghề truyền thống được hình thành dần qua các thời kì lịch sử được lưu giữ và bảo tồn qua nhiều thế hệ.
- Tên các làng nghề truyền thống ở Việt Nam: làng nghề rèn Đa Sỹ (Hà Đông – Hà Nội), làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng gốm Chu Đậu, làng Chuông làm nón, làng hương Thủy Xuân (Huế),….
Câu 5
Trả lời câu hỏi câu 5 trang 20 SBT Lịch sử 10
Câu 5. Lập bảng thống kê các di sản văn hóa Việt Nam theo các tiêu chí dưới đây
Phương pháp giải:
- Bước 1: Dựa vào nội dung mục III trang 21; 22 SGK Lịch sử 10
- Bước 2: Tham khảo các nguồn link Internet về tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương, lễ hội Nghing Ông và các di sản văn hóa được UNESCO công nhận,….
Lời giải chi tiết:
STT |
Di sản văn hóa |
Ý nghĩa, giá trị văn hóa, lịch sử |
Giá trị được phát huy trong công nghiệp văn hóa |
1 |
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương |
- Giá trị văn hóa: + Giá trị đạo đức truyền thống (thờ cúng tổ tiên để ghi nhớ công ơn những người có công với đất nước). + Giá trị lòng yêu nước (công lao to lớn của các vua Hùng). - Giá trị lịch sử: + Tinh thần tự lực tự cường dân tộc; tinh thần yêu nước. + Sợi dây liên kết quá khứ - hiện tại – tương lai. + Thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” |
- Tổ chức đều đặn hàng năm lễ hội Đền Hùng (10/3 Âm lịch) => Thu hút hàng vạn khách du lịch. => Thúc đẩy phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ nói chung, thành phố Việt Trì nói riêng. |
2 |
Lễ hội Nghinh Ông |
- Giá trị văn hóa: Giá trị đạo đức truyền thống (hướng về cội nguồn khai khẩn ra vùng đất mới của những người dân địa phương đó). - Giá trị lịch sử: + Có vị trí quan trọng trong đời sống của người dân, là sinh hoạt văn hóa dân gian. + Gắn kết cộng đồng người. |
- Là lễ hội của các tỉnh thuộc vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ ( từ Thanh Hóa đến Kiên Giang). => Thúc đẩy ngành dịch vụ du lịch cho các tỉnh có đền thờ Nghinh Ông ( những người làm nghề đi biển thường lui đến cúng bái). |
3 |
Tổng số di sản được UNESCO ghi danh công nhận |
- Vật thể: thành nhà Hồ, Văn Miếu – Quốc tử giám, trống Đồng,… - Phi vật thể: nhã nhạc cung đình Huế, dân ca quan họ, hát chèo, hát xoan Phú Thọ,… - Thiên nhiên: rừng Cúc Phương, rừng quốc gia Ba Vì,…. - Hỗn hợp: quần thể di thắng Tràng An – Ninh Bình,… |
- Là địa điểm thu hút khách du lịch hằng năm cho các địa phương thuộc các tỉnh có di sản văn hóa được UNESCO công nhận. - Tạo nguồn thu về kinh tế cho người dân địa phương. |
Câu 6
Trả lời câu hỏi câu 6 trang 20 SBT Lịch sử 10
Câu 6. Các hình dưới đây thuộc loại hình di sản văn hóa nào? Theo em, Sử học có mối quan hệ như thế nào đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, di sản văn hóa?
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục I trang 19 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
- Các hình dưới đây thuộc loại hình di sản văn hóa vật thể.
- Theo em, Sử học có mối quan hệ khẳng định giá trị của các di sản văn hóa, là cơ sở để bảo tồn, gìn giữ và phát huy các di tích lịch sử, di sản văn hóa; ngoài ra Sử học còn phục dựng lại bức tranh hiện thực, xác định giá trị để lưu truyền.
Câu 7
Trả lời câu hỏi câu 7 trang 21-23 SBT Lịch sử 10
Câu 7. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
1. Sử học có mối quan hệ như thế nào đối với di sản văn hóa?
A. Bảo tồn và khôi phục các di sản.
B. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản.
C. Bảo vệ và lưu giữ các giá trị các di sản.
D. Bảo vệ khôi phục các di sản.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục I.1 trang 19 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Sử học có mối quan hệ là bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa
=> Chọn đáp án B.
2. Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, di sản là nhiệm vụ của
A. ngành khoa học tự nhiên và công nghệ; cơ quan quản lí của Nhà nước.
B. ngành khoa học xã hội và nhân văn; cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng, cá nhân.
C. cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội; cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng, cá nhân.
D. viện bảo tàng, bảo tồn, nhà trưng bày; tổ chức chuyên môn; cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng, cá nhân.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục III trang 21; 22 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi là tổ chức) và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Các cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài các giá trị di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong nhân dân.
=> Chọn đáp án C.
3. Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng không nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội.
B. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
C. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.
D. Góp phần biến đổi những giá trị văn hóa xưa, làm cơ sở phát triển văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục III trang 21 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích
- Góp phần biến đổi những giá trị văn hóa xưa, làm cơ sở phát triển văn hóa VN và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.
- Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.
- Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
=> Chọn đáp án A.
4. Sử học có vai trò như thế nào với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa?
A. Nghiên cứu các sự kiện, nhân vật lịch sử, phục dựng bức tranh lịch sử, từ đó nghiên cứu cách thức bảo tồn các giá trị của di sản.
B. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các sự kiện, nhân vật lịch sử, di sản văn hóa.
C. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở chính để các nhà sử học thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.
D. Phục dựng bức tranh lịch sử, khẳng định giá trị của các di sản, là cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục I.1 trang 19 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Vai trò của Sử họcvới việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa là: phục dựng bức tranh lịch sử, khẳng định giá trị của các di sản, là cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
=> Chọn đáp án D.
5. Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần, vật chất được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị
A. lịch sử, văn hóa, khoa học.
B. khoa học, kinh tế, chính trị.
C. kinh tế, giáo dục, văn hóa.
D. khoa học, kinh tế, văn hóa.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục I.1 trang 19 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Sử học nghiên cứu, phục dựng lại bức tranh hiện thực lịch sử, xác định giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học cần được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
=> Chọn đáp án A.
6. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa là hoạt động
A. tìm kiếm, lưu giữ và bảo vệ các giá trị di sản.
B. phát triển và lan tỏa các giá trị di sản.
C. lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa các giá trị của di sản.
D. quy hoạch, lưu giữ và bảo vệ các di sản.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục I.2 trang 19 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa là hoạt động: lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa các giá trị của di sản nhằm giúp đời sau nhớ về cội nguồn và có ý thức trách nhiệm hơn.
=> Chọn đáp án C.
7. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa không phải là hoạt động
A. tiến hành xây mới các di tích, hiện đại hóa di tích.
B. đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc.
C. đem lại hiệu quả thiết thực phát triển kinh tế, xã hội.
D. hình thành ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội và thế hệ mai sau.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục I.2 trang 19 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa là hoạt động:
- Hình thành ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội và thế hệ mai sau.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc.
- Đem lại hiệu quả thiết thực phát triển kinh tế, xã hội.
=> Chọn đáp án A.
8. Các loại hình di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,…) đều có vai trò là
A. di sản văn hóa đặc biệt.
B. di sản văn hóa quốc gia.
C. nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.
D. di tích lịch sử quan trọng đặc biệt.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục I.1 trang 19 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Các loại hình di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,…) đều có vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt vì kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa, là cơ sở để bảo tồn, giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa.
=> Chọn đáp án C.
9. Sử học có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hóa dân tộc.
B. Thúc đẩy tri thức lịch sử và văn hóa nhân loại phát triển.
C. Giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hóa.
D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục II.1 trang 20 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Sử học cung cấp chất liệu cốt lõi, ý tưởng, tri thức và cảm hứng cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa (thời trang, phim ảnh, âm nhạc,…).
=> Chọn đáp án D.
10. Công nghiệp văn hóa có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của Sử học?
A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hóa dân tộc.
B. Cung cấp những tri thức liên quan đến khoa học lịch sử.
C. Nghiên cứu và đề xuất các chiến lược phát triển bền vững.
D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục II.2 trang 20 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Công nghiệp văn hóacung cấp những thông tin, tư liệu quý giá giúp Sử học khôi phục bức tranh lịch sử xã hội một cách đầy đủ, chính xác và sinh động hơn.
=> Chọn đáp án B.
11. Lịch sử và văn hóa có vai trò như thế nào đến sự phát triển du lịch?
A. Cung cấp bài học kinh nghiệm, là cơ sở hình thành ý tưởng xây dựng chiến lược phát triển.
B. Mang lại nguồn lực hỗ trợ hiệu quả cho công tác bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa.
C. Cung cấp thông tin để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững.
D. Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng, kết nối và nâng cao vị thế và giá trị lịch sử, văn hóa.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục III.1 trang 21 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Các di tích lịch sử - văn hóa là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn to lớn, là động lực thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế => đặc trưng quan trọng của bảo tồn di sản.
=> Lịch sửvà văn hóa có vai trò quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng, kết nối và nâng cao vị thế và giá trị lịch sử, văn hóa.
=> Chọn đáp án D.